
MACD Histogram là gì?
MACD Histogram (Moving Average Convergence Divergence Histogram) là một công cụ phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán và các thị trường tài chính khác. Nó được xây dựng dựa trên cơ sở của chỉ số MACD, một chỉ báo đo sự khác biệt giữa hai đường trung bình di động của giá chứng khoán.
MACD Histogram hiển thị sự khác biệt giữa đường MACD và đường tín hiệu (Signal Line) dưới dạng một histogram. Nó thường được sử dụng để xác định xu hướng của giá cổ phiếu và phát hiện tín hiệu giao dịch. Khi MACD Histogram tăng lên trên đường zero line, nó cho thấy sự gia tăng trong đà tăng của giá cổ phiếu. Ngược lại, khi MACD Histogram giảm xuống dưới zero line, nó cho thấy sự giảm giá của cổ phiếu.
Ý nghĩa của MACD Histogram
MACD Histogram là một công cụ phân tích kỹ thuật giúp xác định xu hướng của giá cổ phiếu và phát hiện tín hiệu giao dịch trong thị trường tài chính. Ý nghĩa của MACD Histogram là như sau:
- Xác định xu hướng: MACD Histogram có thể giúp nhà đầu tư xác định xu hướng của giá cổ phiếu, có đang trong xu hướng tăng hay giảm.
- Phát hiện tín hiệu mua/bán: Khi MACD Histogram vượt qua đường zero line từ dưới lên, nó tạo ra một tín hiệu mua. Khi nó vượt qua đường zero line từ trên xuống dưới, nó tạo ra một tín hiệu bán.
- Xác định mức độ mạnh yếu của đà tăng/giảm: Giá cổ phiếu có xu hướng tăng mạnh nếu MACD Histogram tăng nhanh và ngược lại, nó giảm mạnh nếu MACD Histogram giảm nhanh.
- Xác định điểm vào/ra khỏi thị trường: Nếu MACD Histogram vượt qua đường zero line từ dưới lên, đó là một tín hiệu mua và ngược lại. Nhà đầu tư có thể sử dụng MACD Histogram để xác định thời điểm mua vào hoặc bán ra khỏi thị trường.
Công thức tính MACD Histogram
Để tính toán MACD Histogram, ta cần có giá đóng cửa và các thông số sau đây:
- Moving Average Convergence Divergence (MACD): MACD được tính bằng sự khác biệt giữa Exponential Moving Average (EMA) của giá đóng cửa trong khoảng thời gian ngắn hơn (thường là 12 ngày) và EMA của giá trong khoảng thời gian dài hơn (thường là 26 ngày).
- Signal Line: Signal Line là EMA của MACD trong khoảng thời gian ngắn hơn (thường là 9 ngày).
Trong đó:
- MACD = EMA(12 ngày) – EMA(26 ngày)
- Signal Line = EMA(MACD, 9 ngày)
Cuối cùng:
MACD Histogram = MACD – Signal Line
Ở trên là công thức tính cho thiết lập mặc định của chỉ báo MACD-Histogram, dưới dạng MACD (12,26,9), nhưng những thông số này có thể được điều chỉnh tùy vào phong cách giao dịch và mục tiêu của từng trader. MACD Histogram đạt giá trị dương khi đường MACD nằm trên đường tín hiệu và âm khi đường MACD nằm dưới đường tín hiệu.
Đây là ví dụ về MACD Histogram trên biểu đồ:
Tín hiệu
MACD Histogram là một phần của chỉ báo MACD, nên có công thức tính giống nhau và đều có thể xác định hội tụ, phân kỳ hay giao cắt. Tuy nhiên, MACD Histogram thể hiện những tín hiệu trên dưới dạng đồ thị.
Dưới đây là một ví dụ so sánh giữa chỉ báo MACD và MACD Histogram trên biểu đồ giá của Darden Restaurants (DRI).
Đầu tiên là một tín hiệu giao cắt giảm xảy ra khi đường MACD (đen) cắt xuống dưới đường tín hiệu (đỏ). MACD Histogram thể hiện tín hiệu giao cắt này bằng việc cắt xuống dưới mức 0.
Sau đó, sự phân kỳ xảy ra khi MACD Histogram mở rộng xuống dưới cực âm và đường MACD di chuyển ra xa đường tín hiệu. Sau một thời gian, đường MACD tiến gần đường tín hiệu và MACD Histogram tiến gần tới mức 0. Đây được gọi là sự hội tụ trước khi tín hiệu giao cắt tăng xuất hiện.
Quy tắc sử dụng MACD Histogram
Từ độ dốc của biểu đồ Histogram, người ta có thể nhận được tín hiệu giao dịch.
- Khi thanh Histogram sau cao hơn thanh trước, độ dốc tăng lên. Điều đó biểu thị rằng thị trường đang có xu hướng tăng, bạn có thể vào lệnh BUY.
- Ngược lại, khi thanh Histogram sau thấp hơn thanh trước, độ dốc giảm xuống, có nghĩa thị trường đang trong xu hướng giảm, bạn có thể vào lệnh SELL.
Nếu giá đi theo một chiều và biểu đồ Histogram di chuyển theo hướng ngược lại, thì có nghĩa là xu hướng giá đang yếu dần và có thể sẽ có sự đảo ngược xu hướng sau đó.
- BUY khi biểu đồ Histogram ngừng giảm và tăng lên. Đặt điểm chặn lỗ dưới đáy gần nhất.
- SELL khi biểu đồ Histogram ngừng tăng và giảm xuống. Đặt điểm chặn lỗ trên đỉnh gần nhất.
Lưu ý: Trên các khung thời gian nhỏ hơn, giờ hoặc ngày, biểu đồ Histogram lên xuống thường xuyên nên trên thực tế không thể vào lệnh ngay mỗi khi nó dịch chuyển. Do đó, cách sử dụng MACD Histogram hiệu quả nhất là kết hợp với các chỉ báo và tín hiệu khác. Độ dốc của Histogram hoạt động tốt trong khung thời gian tuần trở lên.
Cách sử dụng MACD Histogram
Phân kỳ thường (Normal divergence)
Biểu đồ Caterpillar dưới đây cho thấy một tín hiệu phân kỳ tăng xuất hiện khi đường MACD tạo ra hai đáy thấp hơn, nhưng MACD Histogram hình thành hai đáy cao hơn trước khi nó cắt lên trên đường trung tâm – một tín hiệu giao cắt tăng giữa đường MACD và đường tín hiệu.
Tiếp theo, đến với một tín hiệu phân kỳ giảm giữa đường MACD và MACD Histogram trên biểu đồ Aeropostale (ARO). Chỉ báo này tạo ra những đỉnh thấp hơn khi đường MACD vẫn hình thành các đỉnh cao hơn. Kết quả MACD Histogram cắt xuống dưới đường trung tâm, báo hiệu sự giao cắt giảm giữa đường MACD và đường tín hiệu và mở ra một giai đoạn giảm giá mạnh sau đó.

Phân kỳ xiên (Slant Divergence)
Để hiểu rõ sự khác biệt giữa phân kỳ thường và phân kỳ xiên, hay cùng xem một ví dụ trên biểu đồ Boeing dưới đây.
Tín hiệu từ 26/6 đến 8/7 là một phân kỳ tăng, nhưng đáy cao hơn hay đáy thứ hai của MACD Histogram có hình dạng không rõ ràng. Tín hiệu phân kỳ trong trường hợp này được gọi là phân ky xiên (Slant Divergence), nó báo hiệu chính xác tín hiệu giao cắt tăng vào giữa tháng 7.
Vào tháng 5/2008, tín hiệu Slant Divergence giảm giá xuất hiện trên biểu đồ Disney (DIS) dưới đây từ 8/5. Đỉnh thấp hơn của MACD Histogram thậm chí gần như không xuất hiện. Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng đến hiệu quả của tín hiệu khi nó vẫn dự báo thành công một giao cắt giảm vào nửa cuối tháng 5. Ngoài ra, biểu đồ cũng cho thấy một tín hiệu phân kỳ tăng trước đó.
CryptoViet tổng hợp

Trả lời