Shooting Star là gì?
“Shooting Star” là thuật ngữ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để mô tả một mô hình nến đơn trong bộ nến Nhật. Mô hình này xuất hiện trong xu hướng tăng và có đuôi hướng lên trên rất dài trong khi thân nến lại ngắn. Đây là một mô hình nến cung cấp tín hiệu đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm. “Shooting Star” cũng được gọi là “Pin Bar” và là một trong ba mô hình nến quan trọng trong phương pháp “Price Action”, bao gồm cả “Fakey” và “Inside Bar”.
Mặc dù hình dáng của nến “Shooting Star” và nến “Inverted Hammer” là hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên, chúng khác nhau ở bối cảnh xuất hiện. Nếu nến xuất hiện trong xu hướng giảm, nó sẽ được gọi là “Inverted Hammer” và cung cấp tín hiệu đảo chiều tăng; nếu xuất hiện trong xu hướng tăng, nó sẽ được gọi là “Shooting Star” và cung cấp tín hiệu đảo chiều giảm.”
Ngoài ra mô hình nến Shooting Star có hình dạng đối lập với mẫu đảo chiều tăng giá Hammer (Cây Búa).
Các đặc tính quan trọng
Các đặc tính quan trọng của Shooting Star là:
- Là mô hình đảo chiều giảm gồm một nến, thường xuất hiện sau một đợt tăng giá.
- Không có hoặc ít bóng nến ở phía dưới thân nến.
- Giá đóng của nến nằm ở khoảng 1/4 phía dưới của phạm vi nến.
- Bóng nến trên dài gấp khoảng 2 hoặc 3 lần so với thân nến.
Ý nghĩa của mô hình nến Shooting Star
Khi thị trường mở cửa, người mua đang kiểm soát và đẩy giá tăng cao hơn. Lúc này, những người mua lên từ đáy cây nến đang ở trong trạng thái áp đảo.
Ở đỉnh cây nến, một áp lực bán bất ngờ xuất hiện và đẩy giá xuống thấp hơn. Đây là lúc phe bán tham gia thị trường. Khi giá được đẩy xuống thấp, người bán lại ở trong trạng thái vui sướng, trong khi những người đã mua trước đó lại cảm thấy lo lắng, vì phần lợi nhuận trước mắt đã bị giảm.
Áp lực của phe bán quá mạnh đến nỗi khiến cho giá đóng cửa dưới giá mở cửa. Lúc này, người bán đang cảm thấy cực kì tự tin, trong khi người mua thì lo lắng tột độ vì họ gần như mất hoàn toàn vị thế. Khi áp lực tâm lí này xảy ra, có thể khiến cho phe mua thoát lệnh và phe bán đang mạnh lên có thể thu hút thêm người tham gia vào bán xuống.
Shooting Star là một biến thể của sự từ chối giá giảm và sự từ chối giá giảm này cũng xuất hiện trong các mô hình nến như Bearish Engulfing, Gravestone Doji… Do đó, thay vì phải nhớ, bạn hãy học cách hiểu được ý nghĩa đằng sau mô hình nến để bạn không cần phải ghi nhớ một lần nữa.
Trước tiên hãy nhìn vào mẫu nến bên dưới:
Các bạn thấy ai đang kiểm soát?
Giá đóng cửa ngay sát phía trên phạm vi cây nến cho thấy phe mua đang nắm quyền kiểm soát.
Bây giờ mọi người nhìn vào mẫu hình nến này:
Bây giờ bạn thấy ai đang kiểm soát?
Mặc dù đó là một cây nến tăng giá nhưng người bán mới thực sự là những người nắm quyền kiểm soát. Bởi vì giá đóng cửa phía dưới 1/4 cây nến và nó thể hiện sự từ chối giá từ mức đỉnh của nến.
Vậy nên, để biết được ai là người nắm quyền kiểm soát, hãy để ý đến những vị trí mà giá gần với phần trên hoặc dưới cây nến.
Cách giao dịch với mô hình nến Shooting Star
Chỉ vì bạn thấy mô hình nến Shooting Star xuất hiện không có nghĩa là bạn nên bán ngay lập tức. Bạn cần phải xem xét bối cảnh của thị trường (như xu hướng, kháng cự, hỗ trợ, vv.) trước khi quyết định giao dịch.
Nếu bạn không làm điều này, rất có thể bạn đang bán trong một xu hướng tăng. Vì vậy, bạn cần xác định xu hướng chính trước khi áp dụng mô hình Shooting Star để đảm bảo hiệu quả giao dịch. Ví dụ, nếu xu hướng là tăng, bạn có thể đợi cho một tín hiệu xác nhận như giá đóng cửa dưới kháng cự hỗ trợ hoặc xuất hiện một mô hình nến khác để có thể đặt lệnh bán.
Như hình dưới đây, nếu bạn bán ngay khi xuất hiện mô hình Shooting Star trong một xu hướng tăng, bạn có thể bán ở mức giá thấp hơn so với giá mở cửa và phải chịu lỗ khi giá tiếp tục tăng lên.
Vậy thì làm thế nào để giao dịch với mô hình nến Shooting Star?
Đầu tiên, bạn cần nhớ rằng khi giao dịch với các mô hình nến, không nên xem chúng độc lập mà phải đưa chúng vào một bối cảnh của thị trường. Bạn cần phải hiểu cấu trúc thị trường hiện tại là gì, thị trường đang trong xu hướng tăng hay đang trong xu hướng giảm. Vì mô hình nến Shooting Star là một mô hình giảm giá, vì vậy bạn nên tìm kiếm cơ hội giao dịch nó trong xu hướng giảm.
Tuy nhiên, thị trường đang trong xu hướng giảm không có nghĩa là bạn nên bán ngay khi mô hình nến Shooting Star xuất hiện. Giá có thể đang ở cuối xu hướng giảm và có thể tăng trở lại bất cứ lúc nào. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm vị trí vào lệnh ở những vùng giá có giá trị để củng cố tín hiệu Shooting Star.
Có một số cách để xác định vùng giá có giá trị, bao gồm:
- Đường trung bình: Các đường trung bình động (Moving Averages) có thể giúp xác định xu hướng chung của thị trường và làm tăng độ tin cậy của tín hiệu giao dịch.
- Vùng kháng cự/hỗ trợ: Các vùng giá có xu hướng gặp kháng cự hoặc hỗ trợ mạnh cũng là những điểm tiềm năng để vào hoặc thoát khỏi lệnh.
- Đường xu hướng: Các đường xu hướng có thể giúp xác định xu hướng chung của thị trường và giúp tăng độ tin cậy của tín hiệu giao dịch.
Sau khi đã xác định được vùng giá có giá trị, bạn có thể xác định điểm vào lệnh dựa trên tín hiệu của mô hình nến Shooting Star và các chỉ báo kỹ thuật khác. Ví dụ, nếu mô hình nến Shooting Star xuất hiện ở vùng kháng cự và đường trung bình động đang chỉ ra xu hướng giảm, bạn có thể xem đây là tín hiệu bán.
Cho dù chiến lược bạn tốt như thế nào thì rủi ro luôn tồn tại, vậy cho nên stoploss luôn là yếu tố cần thiết trong giao dịch.
Cách đặt stoploss với nến shooting star như sau:
Tìm giá trị ATR thời điểm hiện tại ở thị trường bạn đang giao dịch:
Thêm giá trị ATR vào mức giá cao nhất của nến shooting star, nó sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro.
Để chốt lời, bạn có thể áp dụng 2 cách sau đây:
- Swing trading với mức lợi nhuận phù hợp: Là một swing trader, bạn sẽ muốn bắt những đợt sóng theo xu hướng thị trường. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ thoát khỏi giao dịch khi có áp lực đối nghịch xuất hiện. Nếu bạn mua, bạn có thể xem xét chốt lời tại mức kháng cự, đỉnh trước đó, hoặc các điểm Fibonacci mở rộng.
- Đi theo xu hướng lớn: Điều này có nghĩa là bạn giữ lệnh của mình trong một khoảng thời gian dài để thu được lợi nhuận từ xu hướng chính của thị trường. Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng, bạn có thể giữ lệnh của mình để tận dụng tối đa lợi nhuận. Nếu thị trường đang trong xu hướng giảm, bạn nên đóng lệnh của mình khi xuất hiện tín hiệu đảo chiều hoặc giao dịch với mô hình nến ngược lại.
Vì vậy, nếu bạn mua, thì bạn có thể xem xét việc kiếm lợi nhuận ở mức kháng cự, đỉnh trước đó hoặc Fibonacci mở rộng, v.v. Như hình dưới đây:
Nếu bạn muốn đi theo xu hướng, thì mục tiêu lợi nhuận của bạn nên linh động theo thị trường. Vì vậy việc bạn cần làm đó là dời điểm stoploss đúng cách.
Một vài cách để bạn có thể dời điểm stoploss của mình:
- MA
- Chandelier Kroll Stop
- Cấu trúc thị trường
- ……
Hãy xem ví dụ dưới đây:
Giao dịch nâng cao với mô hình nến Shooting Star
Tập trung vào các mức kháng cự
Khi giao dịch với mô hình nến Shooting Star, bạn nên tập trung vào các mức kháng cự chính trên khung thời gian giao dịch hoặc khung thời gian lớn hơn. Khi một mức giá quan trọng bị phá vỡ, nhiều trader sẽ nhảy vào giao dịch và mua theo sự phá vỡ đó (hy vọng sẽ bắt được một phần của cú breakout này).
Tuy nhiên, nếu sự phá vỡ giả xuất hiện, nhóm trader này sẽ bị mắc kẹt và điểm stoploss của họ sẽ tạo nên áp lực bán mạnh.
Lợi thế của mô hình nến Shooting Star cho phép bạn giao dịch ở những cú phá vỡ giả và kiếm lợi nhuận từ các trader bị mắc kẹt trên thị trường.
Vì vậy, mức kháng cự càng quan trọng và rõ ràng thì càng khiến nhiều trader bị mắc kẹt và bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
Sự từ chối giá càng mạnh càng tốt
Giả sử có hai chuyến tàu di chuyển với tốc độ 20km/h về phía nhau. Khi chúng va chạm, chuyện gì xảy ra? Có thể phần trước của tàu bị hư hại và cả hai đoàn tàu đều dừng lại.
Tuy nhiên, nếu một trong hai con tàu quyết định tăng tốc độ của mình lên 200km/h trong khi chiếc còn lại vẫn ở mức 20km/h, thì chuyến tàu nhanh hơn sẽ phá hủy chuyến tàu chậm hơn và có thể khiến chuyến tàu chậm kia bị văng ra khỏi đường ray.
Trading cũng gần tương đồng với điều đó. Khi giao dịch với tín hiệu từ chối giá, bạn nên muốn trở thành chuyến tàu nhanh hơn, bởi vì bạn sẽ chiếm ưu thế. Điều đó có nghĩa là khi giao dịch với mô hình nến Shooting Star, bạn nên tìm kiếm tín hiệu từ chối giá mạnh.
Cách bạn xác định một sự từ chối giá mạnh như sau:
- Xác định giá trị ATR hiện tại
- Kiểm tra xem phạm vi của mô hình nến đảo chiều có lớn hơn 1.5 lần so với giá trị ATR hiện tại hay không?
- Nếu đúng thì đó là một sự từ chối giá mạnh
Hãy xem ví dụ dưới đây:
Động lượng giá càng mạnh càng tốt
Khi giao dịch đảo chiều, để có thể tiến tới vùng cản, bạn cần nhìn thấy một sự tăng giá mạnh mẽ với động lượng lớn. Bởi vì khi có động lượng mạnh mẽ, sẽ ít có chướng ngại vật (vùng cản) xuất hiện trên đường đi của giá.
Như vậy thì khi có sự từ chối giá xảy ra sẽ có nhiều cơ hội để tăng lợi nhuận cho bạn hơn. Như biểu đồ dưới đây:
Nếu giá di chuyển theo kiểu bậc thang sẽ hình thành nhiều mức cản như các vùng hỗ trợ, sẽ khiến cho tiềm năng lợi nhuận và tỷ lệ chiến thắng sẽ bị giảm xuống.
Nếu bạn muốn giao dịch ngược xu hướng thì việc giá di chuyển với xung lượng mạnh mẽ sẽ luôn là yếu tố được trader yêu thích.
Để lại một bình luận