
Một sự thật ít được biết đến là nguyên mẫu của nến Nhật không chỉ đơn giản là những đường thân nến mà còn là một chuỗi các thế nến tạo thành một chu kỳ. Người Nhật đã phát triển chuỗi này dựa trên triết lý Ngũ Hành và hình tượng dãy núi Phú Sỹ cùng con sông Shinano.
Nguyên mẫu này được lấy cảm hứng từ bài thơ Haiku sau:
Mountain And Rivers
Soldiers In White Ascending
Black Crows Descending
Triết lý giao dịch của người Nhật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu nến Nhật, và người được ghi nhận là cha đẻ của nó là Munehisa Homma (1724-1803), một nhà buôn gạo nổi tiếng trong quá khứ. Nguyên mẫu nến Nhật, hay nến Sakata, được coi như xương sống cho toàn bộ triết lý giao dịch của người Nhật.
Các thành phần của ngũ nến Sakata
Ngũ nến Sakata có một sự liên kết rất gần gũi với sóng Elliot và lý thuyết của Wyckoff, nhưng khác với phương tây, Homma xây dựng nên chu kỳ của con sóng thị trường dựa trên âm dương ngũ hành và thuyết vận động của càn khôn.
Theo đó, ngũ nến Sakata gồm có:
1- San Zan: 3 con núi (Triple Top)
2 – San Sen: 3 dòng sông (Triple Bottom)
3 – San Ku: Gap
4 – San Pei: Xu hướng
5 – San Poh: Xác nhận tiếp diễn xu hướng
Trong đó:
- San Zan và San Sen là các điểm đảo chiều ở vùng đáy và vùng đỉnh;
- San Ku ám chỉ gap nhảy 3 lần;
- San Pei ngụ ý tới xu hướng của giá;
- San Poh là những giai đoạn nghỉ ngơi sau đợt tăng giá.
Chúng ta thấy con số 3 xuất hiện rất nhiều lần. Với người Nhật số 3 rất được tôn trọng, Homma cho rằng 3 lần là tối thiểu để ngăn ngừa các sai lầm trong giao dịch. Giá khi suy yếu sẽ xảy ra 3 lần nhảy gap đi xuống, xu hướng bắt đầu chuyển động khi có 3 lần nhảy gap tăng,…
Đồng thời 5 thành phần của ngũ nến Sakata cho thấy 5 giai đoạn mà thị trường phải trải qua, cũng chính là chu kỳ của thị trường. Và đây là hình ảnh biểu thị sự liên kết của 5 thành phần trong ngũ nến:
Và sự mô phỏng chu kỳ với 5 thành phần của ngũ nến:
Phương pháp giao dịch
Trong 5 thành phần của ngũ nến Sakata, Homma đã chia thị trường ra làm 5 giai đoạn căn bản. Mỗi giai đoạn thị trường này là một phần của chu kỳ lớn, và mỗi chu chu kỳ tương ứng với một phương pháp cụ thể. Chúng bao gồm:
- Short Sell ở 3 ngọn núi (San Zan)
- Long ở dòng sông (San Sen)
- Phương pháp Long và Short khi có Gap (San ku)
- Phương pháp Long và Short theo tín hiệu (San Pei)
- Phương pháp phản ứng theo thị trường (San Poh)
Đó là lý do tại sao nó lại có tên là “5 phương pháp của ngũ nến Sakata” và mỗi phương pháp có một luật lệ riêng.
Short Sell ở 3 ngọn núi (San Zan)
Quy tắc ở đây là chờ 3 đỉnh xuất hiện rõ ràng, Short ngay khi gặp thanh khoản đột biến breakout dưới đỉnh thứ 3. Chiến lược này bên phương tây gọi là vai-đầu-vai, rất đơn giản.
Long ở dòng sông (San Sen)
Quy tắc ở đây là chờ một sực bức phá khỏi sự tích lũy sau một thời gian dài, thời gian tích lũy đó hình thành đủ 3 đáy là cơ sở để chuẩn bị Long. Đây cũng là 1 dang phương pháp đánh Breakout khỏi vùng tích lũy theo khái niệm phương tây.
Phương pháp Long và Short khi có Gap (San Ku)
Đối với vị thế Long cách tốt nhất chúng ta chờ Gap xuất hiện ở đáy trong dòng sông của xu hướng xuống, sau đó chúng ta chờ nó vòng ngược lên lại và bắt đầu vị thế Long.
Đối với vị thế Short cách tốt nhất là chờ Gap xuất hiện trong 3 ngọn núi ở xu hướng tăng
Thực ra đây cũng chỉ la biến tấu của phương pháp san zan và san sen thôi, nhưng nếu để ý kỹ yếu tố có thêm GAP sẽ là tín hiệu củng cố cho lập luận rằng mô hình 3 ngọn núi và dòng sông là vững chắc để chuẩn bị đảo chiều.
Phương pháp Long và Short theo tín hiệu (San Pei)
Phương pháp này giao dịch này cũng dựa trên mô hình núi và sông, nếu GAP là tín hiệu sơ khởi ban đầu thì SAN PEI chính là điểm entry.
Trong mô hình 3 núi nếu xuất hiện 3 cây nến giảm liên tục, chúng ta vào lệnh SHORT ngay
Trong dòng sông, xuất hiện 3 cây tăng liên tục chúng ta vào lệnh Long ngay.
Để mua hoặc bán theo phương pháp này, chúng ta cần:
- Trong 3 ngày liên tiếp giá High/Low phải tục đóng cửa cao/thấp hơn những ngày trước.
Phương pháp phản ứng theo thị trường (San Poh)
Đối quy tắc này chúng ta cần một xu hướng rõ ràng, đây là phương pháp đi theo xu hướng chứ không phải bắt đỉnh đáy như những phương pháp trên.
Thì lý thuyết của Homma nói rằng trong một xu hướng, đối với xu hướng tăng sẽ xảy ra một đợt down điều chỉnh, trong đó cần ít nhất 3 đơn vị giảm liên tục sau đó xuất hiện một cây tăng phá vỡ xu hướng giảm ngắn hạn đó. Triết lý này rất giống với TD-Setup của Thomas Demark.
Đối với xu hướng giảm thì chúng ta làm ngược lại, ít nhất xuất hiện 3 cây tăng liên tục sau đó có một cây giảm phá vỡ xu hướng tăng ngắn hạn thì chúng ta vào lệnh.
Lời kết
Phương pháp Sakata là sự kết hợp giữa mô hình giá trong dài hạn với các mô hình nến Nhật cổ điển. Do đó, các phương pháp Sakata được xem là phần bổ sung về cách nhận định cấu trúc thị trường cho mô hình nến Nhật thông thường.
Trong Trading, bối cảnh hay cấu trúc thị trường luôn đặt lên hàng đầu so với những mô hình nến thường gặp. Khi bạn sử dụng một phương pháp cho phép bạn hiểu rõ hơn về thị trường thay vì vào lệnh chỉ dựa trên một mô hình nến đơn giản nào đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội thắng lệnh hơn vì điểm vào lệnh của bạn có sự ủng hộ của thị trường về mặt dài hạn.
CryptoViet tổng hợp

Trả lời