Mô hình Gartley là sự phát triển của mô hình ABCD với việc thêm đoạn nối điểm X với điểm A để tạo thành sóng chủ lớn nhất trong mô hình. Hình ảnh cụ thể của mô hình này được mô tả như sau:
Một mô hình Gartley được xem là chuẩn khi:
- Điểm B nằm tại vị trí thoái lui Fibonacci 0.618 của đoạn XA.
- Điểm C nằm tại vị trí thoái lui Fibonacci 0.382 (hoặc 0.886) của đoạn AB.
- Điểm D nằm tại vị trí mở rộng Fibonacci 1.27 (hoặc 1.618 nếu C nằm tại 0.886) của đoạn gấp khúc ABC.
- Điểm D cũng nằm tại vị trí thoái lui Fibonacci 0.786 của đoạn XA.
- Trong trường hợp lý tưởng, độ dài đoạn AB bằng với độ dài đoạn CD, đồng thời khoảng thời gian để hình thành hai đoạn này cũng phải tương đương nhau.
Bullish Gartley
Bullish Gartley là một mô hình xu hướng tăng mạnh xuất hiện sớm trong thời gian hình thành ban đầu của một xu hướng. Mô hình này chỉ ra dấu hiệu cho thấy các sóng điều chỉnh đang kết thúc và một diễn biến tăng mạnh sẽ diễn ra sau khi giá chạm điểm D. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về các con sóng này, bạn có thể tìm hiểu thêm về “Lý thuyết sóng Elliott”.
Trong mô hình Bullish Gartley, giá trước đó sẽ di chuyển lên điểm A, sau đó điều chỉnh về B với mức thoái lui 0,618 của Fibonacci. Tiếp theo, giá sẽ di chuyển lên theo đoạn BC với mức thoái lui từ 0,382 đến 0,886 của AB. Sau đó, giá sẽ tiếp tục đi đến điểm D với mức di chuyển bằng khoảng 1,13 đến 1,618 độ cao của AB. Điểm D là mức thoái lui 0,786 của đoạn XA.
Vùng D được gọi là vùng đảo chiều tiềm năng cho một xu hướng tăng mạnh. Tại đây, bạn có thể đặt các lệnh mua (long). Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, bạn nên chờ đợi một số tín hiệu xác nhận tăng giá và luôn nhớ phải đặt stop loss, điểm tối ưu để đặt stop loss là dưới nến xác nhận tăng. Điểm chốt lời có thể theo tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận (RR) là 1:2 hoặc 1:3 tùy vào chiến lược của bạn.
Bearish Gartley
Tương tự, Bearish Gartley là một mô hình xu hướng giảm mạnh xuất hiện sớm trong thời gian hình thành ban đầu của một xu hướng. Mô hình này chỉ ra dấu hiệu cho thấy các sóng điều chỉnh đang kết thúc và một diễn biến giảm mạnh sẽ diễn ra sau khi giá chạm điểm D.
Trong mô hình Bearish Gartley, giá trước đó sẽ di chuyển xuống điểm A, sau đó điều chỉnh về B với mức thoái lui 0,618 của Fibonacci. Tiếp theo, giá sẽ di chuyển lên theo đoạn BC với mức thoái lui từ 0,382 đến 0,886 của AB. Sau đó, giá sẽ tiếp tục đi đến điểm D với mức di chuyển bằng khoảng 1,13 đến 1,618 độ cao của AB. Tương tự như trong mô hình Bullish Gartley, điểm D của Bearish Gartley cũng là mức thoái lui 0,786 của đoạn XA.
Vùng D trong mô hình Bearish Gartley được xem là vùng đảo chiều tiềm năng cho một xu hướng giảm mạnh. Đây là điểm mà bạn có thể đặt các lệnh bán (short). Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên đợi các tín hiệu xác nhận giảm giá và luôn sử dụng stop loss, với điểm đặt stop loss tốt nhất là trên nến xác nhận giảm. Ngoài ra, điểm chốt lời có thể được xác định theo tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận (RR) là 1:2 hoặc 1:3 tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn.
Ứng dụng của mô hình Gartley
Mô hình Gartley có độ chính xác tương đối cao, tuy nhiên để tăng độ tin cậy của mô hình, cần xem xét đến xu hướng chủ đạo của thị trường (giao dịch cùng xu hướng chủ đạo), vị trí của điểm D so với các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ, đường kênh xu hướng, cũng như tín hiệu xác nhận vào lệnh cần có sự ủng hộ từ các đồ thị nến.
Ví dụ về Bearish Gartley, điểm vào lệnh tốt nhất là khi giá về lại quanh mức Fibonacci điểm D và có nến xác nhận giảm. Đó là lúc thích hợp để vào lệnh sell. Nếu không có nến xác nhận, bạn không nên vào lệnh vì vẫn có khả năng kết thúc nến tăng trước đó, sau đó giá có thể tiếp tục tăng và phá vỡ mô hình. Nếu bạn có được kiến thức cần thiết về các mô hình này, bạn sẽ không bỏ lỡ cơ hội và tránh được bị thị trường bẫy giá.
Trả lời