
Nhận biết dấu hiệu đảo chiều là một phần công việc quan trọng của bất kỳ trader nào. Bởi lẽ nó giúp trader kịp thời thoát khỏi thị trường trước khi chúng diễn ra thực sự, hoặc tránh giao dịch vào thời điểm ở cuối xu hướng. Đồng thời có thể giúp trader tham gia vào một xu hướng mới.
Có rất nhiều kỹ thuật giúp trader nhận biết được những dấu hiệu đảo chiều của một xu hướng. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ cho các nhà giao dịch 3 cách chính sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định khi một xu hướng kết thúc và đảo chiều:
- Đường xu hướng
- Các mô hình, mẫu hình đảo chiều xu hướng
- Các chỉ báo đảo chiều xu hướng
Dựa vào đường xu hướng
Khi xu hướng được hình thành sẽ tạo ra những góc có độ lớn thường tồn tại trong một thời gian ngắn và sau đó được điều chỉnh để ổn định hơn trong mức 30 – 45 độ. Thông thường, có 3 loại đường xu hướng gồm:
- Đường xu hướng có độ dốc lớn
- Đường xu hướng có độ dốc trung bình
- Đường xu hướng có độ dốc nhỏ
Nhìn chung, khi một xu hướng thị trường kết thúc, giá sẽ phá vỡ đường xu hướng đang nâng đỡ nó.
Tuy nhiên việc phá vỡ không thôi là chưa đủ để xác nhận sự đảo chiều. Có nhiều trường hợp sau khi phá vỡ, nó liền bật trở lại xu hướng cũ rất mạnh và tiếp tục xu hướng cũ.
Hãy nhìn vào đồ thị dưới đây:
Trong một vài trường hợp, khi đường trendline bị phá vỡ, giá có thể đổi hướng ngay. Nhưng trong đa số trường hợp, nó thường thử thách nhiều lần tại ngưỡng hỗ trợ / kháng cự. Điều đó có nghĩa là khi giá quay trở lại test xu hướng cũ thì nó thường không quay lại vượt quá cận dưới của đường trendline (trong trường hợp test xu hướng tăng).
Hãy xem đồ thị dưới:
Lưu ý: Việc giá phá vỡ đường xu hướng có độ dốc lớn vẫn chưa phải là dấu hiệu chắc chắn cho xu hướng bị thay đổi. Nhưng một khi đường xu hướng có độ dốc nhỏ bị giá xuyên thủng thì được xem là một dấu hiệu thuyết phục cho sự xuất hiện của xu hướng đảo chiều.
Dựa vào các mô hình, mẫu hình đảo chiều xu hướng
Các mẫu mô hình giá sẽ là vũ khí tuyệt vời giúp bạn phát hiện khi nào thị trường có xu hướng đảo chiều. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, khi những chúng xuất hiện, bạn không nên vội vàng nhảy vào thị trường. Hãy kiên nhẫn chờ đợi những tín hiệu tiếp theo cùng các yếu tố khác để có những nhận định đúng đắn và rõ ràng hơn.
Mẫu hình Pin Bar
Có thể gọi Pin Bar là mẫu hình đảo chiều tạm thời, vì nó thường kết thúc một sóng điều chỉnh và báo hiệu tiếp tục một xu hướng mới. Hãy lưu ý, dù nó chỉ là sóng điều chỉnh trong một xu hướng lớn, nhưng nếu bạn zoom nó vào khung thời gian nhỏ hơn thì nó cũng là một xu hướng khá dài trong khung thời gian nhỏ đó. Hãy xem đồ thị giá của một cặp tiền tệ trên thị trường Forex dưới đây:
Mẫu hình vai đầu vai
Vai đầu vai là môt trong những mẫu hình đảo chiều xu hướng kinh điển nhất trong phân tích kỹ thuật. Hai bên vai không cần thiết là phải cân bằng nhau. Đôi khi nó sẽ nghiêng về phía bên trái, đôi khi nghiêng về bên phải. Xu hướng được xác nhận là đảo chiều khi giá đi xuống dưới đường cổ (neckline).
Mẫu hình Rounding
Rounding Top và Rounding Bottom là mẫu hình đảo chiều vòng cung. Hình dưới là vòng cung đổi chiều xu hướng giảm thành xu hướng tăng, gọi là Rounding Bottom. Tương tự, ta sẽ có mẫu hình đảo chiều ngược lại có tên gọi Rounding Top.
Mẫu hình Double Top / Bottom – Triple Top / Bottom
Hình dưới là mẫu hình đảo chiều xu hướng hai đáy. Ở chiều ngược lại ta sẽ có mẫu hình hai đỉnh.
Dựa vào các chỉ báo đảo chiều xu hướng
Có một số chỉ báo rất hữu dụng trong phân tích kỹ thuật để tìm điểm đảo chiều.
Đường trung bình động MA
Các đường trung bình động có tác dụng khá hữu ích trong việc xác định xu hướng và nó còn đưa ra cả dấu hiệu đảo chiều xu hướng. Để xác định tín hiệu đảo chiều, bạn nên sử dụng các đường trung bình động lớn như đường MA 150 hoặc MA 200. Có thể dùng SMA hoặc EMA đều được, vì mọi thứ chỉ là tương đối. Khi bạn nhìn theo nhiều chỉ số sẽ cho bạn có cái nhìn bao quát hơn.
Khi giá vượt qua đường MA 150 hoặc MA 200 thì có nhiều khả năng là xu hướng đã đảo chiều. Hãy xem hình dưới đây:
Tín hiệu phân kỳ
Tín hiệu phân kỳ (divergence) được tìm thấy trong các chỉ báo dao động như RSI, MACD, Stochastic… Khi có dấu hiệu phân kỳ giữa giá và các chỉ báo trên thì nhiều khả năng xu hướng sẽ đảo chiều.
Sự giao cắt của các chỉ bảo chậm cũng là tín hiệu đảo chiều xu hướng
Khi đường trung bình động ngắn hạn cắt đường trung bình động dài hạn từ trên xuống, nó cho dấu hiệu đảo chiều giảm. Ngược lại, khi nó cắt từ dưới lên thì cho dấu hiệu đảo chiều tăng.
Hoặc sự giao cắt giữa đường MACD và đường tín hiệu của nó cũng cho dấu hiệu xu hướng sắp đảo chiều. Vì đường tín hiệu của MACD là đường chậm của chính đường MACD nên khi đường MACD cắt đường tín hiệu của nó từ dưới lên thì sẽ cho dấu hiệu giá sắp có xu hướng tăng và ngược lại.
Thêm một cách tìm dấu hiệu xu hướng sắp đảo chiều nữa là khi cả đường MACD và đường tín hiệu của nó cắt đường 0. Nếu chúng cắt từ dưới lên thì xu hướng sắp tăng. Nếu chúng cắt từ trên xuống thì báo hiệu xu hướng sắp giảm.
PSAR
PSAR là một chỉ số rất nhạy cảm để xác định khi nào xu hướng kết thúc và đảo chiều. Bản thân từ SAR là viết tắt của: “Stop And Reversal”, nghĩa là dừng và đảo chiều. Tuy nhiên, chính vì sự quá nhạy cảm của PSAR nên nó cũng rất thiếu chính xác nếu bạn sử dụng nó một mình. PSAR sẽ là công cụ tốt nếu bạn kết hợp nó với một chỉ báo xu hướng hoặc một chỉ báo đảo chiều khác ở trên. Một trong những công cụ rất tốt khi kết hợp với PSAR là chỉ báo ADX.
CryptoViet tổng hợp

Trả lời