
Bearish Engulfing là gì?
“Bearish Engulfing” là một mô hình nến gồm hai cây nến, trong đó nến thứ hai là một nến giảm có thân nến dài hơn và hoàn toàn bao phủ nến thứ nhất, trong một xu hướng tăng. Mô hình này bao gồm các đặc điểm sau:
- Nến đầu tiên có thể là một nến tăng hoặc nến Doji.
- Nến thứ hai là một nến giảm với thân nến dài hơn nến ngày thứ nhất.
- Giá mở của nến thứ hai và đỉnh của nó phải cao hơn giá đóng cửa của nến thứ nhất, và giá đóng cửa và đáy của nến thứ hai phải thấp hơn giá mở cửa của nến thứ nhất.
- Thân nến của ngày thứ hai phải lớn hơn nến thứ nhất và bao gồm cả bóng nến trên và dưới.
Mô hình “Bearish Engulfing” thường được coi là tín hiệu tiên đoán cho một xu hướng giảm, và có thể xảy ra khi sự bán ra mạnh mẽ vượt quá sự mua vào trong thị trường.
Thông thường, mô hình nến “Bearish Engulfing” được xem như là một phần của mô hình “Three Outside Down”. Tuy nhiên, điểm khác biệt là mô hình “Three Outside Down” bao gồm một nến giảm ở ngày thứ ba và nến này có giá đóng cửa nằm dưới đáy của nến giảm ngày thứ hai. Mô hình “Three Outside Down” là một tín hiệu tiên đoán cho một xu hướng giảm mạnh hơn so với mô hình “Bearish Engulfing” do sự bán ra tiếp tục tăng mạnh vào ngày thứ ba, tạo ra một đà giảm liên tục.
Đặc tính quan trọng
Đây là những đặc tính quan trọng cần lưu ý để nhận diện mô hình Bearish Engulfing và biến nó trở thành một chỉ báo đảo chiều quan trọng:
- Nến đầu tiên có thân nến nhỏ hơn và nến thứ hai có thân nến rất dài.
- Mô hình Bearish Engulfing thường xảy ra sau một xu hướng tăng dài hoặc sau một đợt tăng mạnh.
- Khối lượng giao dịch ở nến thứ hai là rất lớn.
- Thân nến thứ hai lớn hơn cả thân và bóng nến của nến trước đó.
- Mô hình Bearish Engulfing thường xảy ra tại vùng kháng cự, nơi có khả năng cao xuất hiện áp lực bán mạnh từ các nhà đầu tư bán ra để chốt lời hoặc kiếm lời ngắn hạn.
Cách giao dịch trong Bearish Engulfing
Theo Nison (1994), mô hình Bearish Engulfing mất giá trị khi giá đóng cửa của các nến tiếp theo vượt lên phía trên của mô hình Bearish Engulfing bao gồm cả bóng trên. Do đó, khi giao dịch theo mô hình này, bạn có thể chờ đợi đến khi giá đóng cửa nằm dưới cây nến đỏ trong mô hình, để xác định xu hướng giá chắc chắn sẽ giảm và tránh rủi ro tốt nhất.
- Điểm vào lệnh: khi giá xác nhận xu hướng giảm, bạn có thể đặt lệnh bán với điểm vào lệnh ở mức giá thấp hơn đáy của cây nến đỏ trong mô hình Bearish Engulfing.
- Điểm cắt lỗ: điểm cắt lỗ có thể đặt trên vùng kháng cự gần nhất hoặc phía trên râu nến của mô hình Bearish Engulfing, khoảng cách cách xa điểm vào lệnh một vài pips.
- Điểm chốt lời: bạn có thể sử dụng trailing stop hoặc đặt target tại các mức hỗ trợ tiếp theo để thu được tối đa lợi nhuận.
Kết hợp 2 nến của Mô hình Bearish Engulfing = Nến Shooting Star
Khi kết hợp vào trong một nến, nến thứ nhất và thứ hai của mô hình Bearish Engulfing sẽ trông như một nến Shooting Star, đó là nến giảm đảo chiều.
Đường kháng cự xác nhận mô hình nến Bearish Engulfing
Biểu đồ trên là giá cổ phiếu Energy SPDR ETF (XLE) và minh họa đường kháng cự màu xanh là mức giá đỉnh của nến thứ hai của mô hình Bearish Engulfing. Khi bóng trên của nến giảm chạm tới vùng kháng cự, phe bán đã tăng cường và chiếm ưu thế trong phần còn lại của ngày. Sự kết hợp của đường kháng cự và mô hình Bearish Engulfing là một tín hiệu mạnh mẽ để phe bán vào cuộc và khiến giá giảm trong vài tháng tiếp theo. Mô hình nến giảm trong biểu đồ này là một ví dụ điển hình cho việc thân nến thứ hai lớn hơn toàn bộ thân nến thứ nhất. Thân nến thứ hai khá dài là một dấu hiệu tốt, cho thấy có một lực tác động mạnh khiến giá giảm.
Mô hình Bearish Engulfing tạo kháng cự mới
Nison (1994, trang 78) cho rằng các mô hình Bearish Engulfing có thể trở thành vùng kháng cự trong tương lai. Biểu đồ của Energy SPDR ETF (XLE) xuất hiện sau một xu hướng tăng dài. Sau khi xuất hiện mô hình Bearish Engulfing, giá giảm nhưng sau một tuần, giá bắt đầu tăng trở lại cho đến khi chạm đến đỉnh của cây nến thứ hai trong mô hình Bearish Engulfing. Một trader táo bạo có thể đặt lệnh bán tại vùng giá được thiết lập bởi mô hình Bearish Engulfing được tạo ra trước đó 17 cây nến. Trong ví dụ này, trader sẽ có lợi nhuận nếu giao dịch theo mô hình này. Đáng lưu ý là nến chạm vào vùng kháng cự cũng gần như tạo thành mô hình Bearish Engulfing. Định nghĩa chính xác của hai nến tạo thành mô hình này được gọi là Dark Cloud Cover – Mây đen bao phủ.
Sự xác nhận bởi volume cao vào ngày thứ hai của mô hình Bearish Engulfing
Trên biểu đồ của chỉ số Dow Jones Industrial Average ETF (DIA), nến thứ hai của mô hình Bearish Engulfing được thể hiện với volume cao thứ hai trong tất cả các ngày trên biểu đồ. Đây là bước xác nhận quan trọng để thấy volume cao được xác lập trong nến giảm thứ hai của mô hình nến Bearish Engulfing, cho thấy phe bán đang tập trung vào ngày đó. Điều đó cho thấy phe mua đã dần hết sức mạnh (nến nhỏ) và không còn có đủ sức mua với giá cao (volume thấp) trong hai ngày trước khi mô hình xuất hiện. Nến giảm dài với volume cao chứng tỏ phe mua đã không còn sức mua và giá có xu hướng giảm trong nhiều tuần sau đó.
CryptoViet tổng hợp

Trả lời