Cái tên George Soros đã trở nên hết sức quen thuộc với phố Wall cũng như với toàn thế giới. Người ta biết đến ông như một nhà tỷ phú thành công nhất trong lĩnh vực đầu tư tư bản. Phía sau những thành công đó, Soros là một nhà kinh doanh đầy cá tính và đã phải trải qua nhiều thăng trầm trong kinh doanh… Trong bài viết này chúng ta hãy tìm hiểu về cuộc đời của George Soros và những thương vụ đầu tư đáng gờm của ông nhé.
George Soros là ai?
George Soros là người Do Thái, sinh ra ở Hungary vào ngày 12/8/1930. Tuổi thơ của nhà tỷ phú này gắn liền với những ngày kinh hoàng khi phát xít Đức tàn sát người Do Thái trong Thế chiến 2. Khi còn nhỏ, ông được dạy rằng người Do Thái có thể chạy chứ không được lẩn trốn!
Sau khi Thế chiến chấm dứt, kinh tế Hungary tan hoang. George Soros đã một thân một mình tìm đường di cư sang London – Anh năm 1947. Công việc ban đầu của ông tại đất nước này là bồi bàn ở một hiệu ăn sang trọng tên Quaglino, trong khi cả gia đình đang phải sống bằng trợ cấp xã hội. Trong thời gian rảnh rỗi ông làm thêm nghề thu hoạch táo và sơn nhà thuê.
Tiền dành dụm sau những năm tháng khổ cực, George Soros đem tất cả để đăng ký vào Học viện kinh tế London. Có thể nói đây là thương vụ đầu tư đáng kể nhất của Soros bởi sau đó ông nổi tiếng không phải với vai trò của một nhà đầu tư mà là một nhà đầu cơ đầy nhạy cảm và quyết đoán.
Để có thể trang trải cuộc sống sinh viên, ông phải gác đêm ở một ga tàu hỏa sau giờ học. Tuy nhiên những nỗ lực của ông đã được đền đáp, Soros tốt nghiệp trường Kinh doanh London vào năm 1952.
Sau khi tốt nghiệp, George Soros làm nhân viên tại Công ty Singer & Friedlander. Công việc khá buồn tẻ và khi biết có một hãng môi giới chứng khoán có trụ sở tại thành phố New York đang thiếu một chân thử việc, ông lập tức chuyển đến Mỹ.
Năm 1956, Soros sang Mỹ đoàn tụ với bố mẹ và các anh chị em, và nhập quốc tịch Mỹ. Đây là nơi ông bắt đầu khởi nghiệp với 5.000 USD ban đầu, bắt đầu sự nghiệp tài chính với cá tính táo bạo và quyết đoán trong đầu tư.
Một trong những yếu tố đem lại thành công cho George Soros đó là khi chuyển đến sinh sống ở Mỹ, ông rất am hiểu thị trường châu Âu trong khi những nhà đầu tư Mỹ thì hoàn toàn không có thông tin gì về thị trường đầy tiềm năng này.
Sau khi làm môi giới ở Wall Street, ông khuyên hai thân chủ của mình mua thật nhiều cổ phiếu hãng bảo hiểm Allianz bởi theo ông giá cổ phiếu của công ty này đang thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế. Ông cũng thuyết phục Ban giám đốc của Allianz rằng giá của Allianz đáng nhẽ phải lớn hơn nhiều nếu công ty này biết quảng bá hình ảnh thương hiệu nhiều hơn. Quả nhiên sau đó cổ phiếu của Alllianz tăng vọt. Thương vụ đầu tiên của Soros thành công mỹ mãn.
Những chiến thắng liên tiếp khiến Soros trở nên nổi tiếng hơn. Cùng với người đồng sự là Jim Rogers, ông lập ra Quỹ Soros Quantum Fund. Lượng vốn ban đầu của 2 người là 4 triệu USD nhưng sau đó quỹ đã có lúc đạt tới tổng giá trị 12 tỷ USD.
Sau khi sáp nhập Soros Quantum Fund với Quantum Emerging Growth Fund và đổi tên thành Quantum Endowment Fund, Soros nắm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc của Quỹ.
Một trong những bí quyết thành công của Soros đó chính là sự nghiêm túc trong công việc. Là một trong những nhân vật quyền lực và giàu có bậc nhất trong thế giới đầu tư nhưng Soros vẫn làm việc cật lực và miệt mài như những ngày tháng xa xưa khi ông đứng bồi bàn trong nhà hàng ở London. Những người cộng sự nói ông chỉ chủ 2 giờ mỗi đêm.
Ông miệt mài thu thập các thông tin, tỉ mỉ phân tích, xét đoán thị trường rồi ra quyết định mua bán. Quỹ Quantum Endowment Fund luôn được coi là một trong những quỹ đầu tư thành công và uy tín số một. Đó cũng là quỹ đầu tư hùng mạnh bậc nhất trên thế giới hiện nay.
Những thương vụ để đời của George Soros
Một trong những thương vụ nổi tiếng của Soros là vụ đầu cơ vào đồng bảng Anh.
Năm 1992, sau khi nhận định về tiên đoán về sự biến chuyển của thị trường tiền tệ thế giới, Sorros đã dùng toàn bộ gia sản và thậm chí còn vay hàng tỷ Bảng Anh đem mua đồng Mac Đức. Chỉ sau đó 1 tuần, đồng Bảng Anh rớt giá thảm hại đến mức bị loại khỏi rổ tiền tệ châu Âu
Khi đó ông đổi tiền Mac Đức về Bảng Anh rồi trả nợ và người ta đặt cho Soros danh hiệu: “Kẻ đánh sập Ngân hàng Trung ương Anh Quốc”.
Tháng 10/1987, khi mọi người nghi ngại trước sự tăng trưởng bong bóng cả thị trường chứng khoán Mỹ thì George Soros vẫn đẩy mạnh đầu tư. Và sau đó sự kiện “Ngày thứ hai đen tối” nổ ra. Chỉ số Dow Jones đã giảm kỷ lục 508 điểm, tức 22,61% chỉ trong một ngày. Sự kiện đó khiến George Soros cũng bị thiệt hại 300 triệu USD.
Một sự kiện khiến cái tên George Soros lại xuất hiện trên tất cả các hàng tít của các tờ báo lớn trên thế giới, đó là cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở châu Á mùa hè năm 1997. Bắt đầu từ Thái Lan, cuộc khủng hoảng theo hiệu ứng đôminô nhanh chóng lan ra toàn châu Á trong nhiều tháng tiếp theo. Như một kết quả tất yếu, các thị trường chứng khoán tại châu Á tụt dốc nhanh chóng.
Đợt sóng này tràn đến phố Wall vào tháng 10/1997. Tâm lý lo ngại cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Á sẽ kéo theo một loạt sự sụp đổ các thị trường tài chính trên toàn cầu đã làm dấy lên làn sóng bán cổ phiếu tại Mỹ vào ngày 27/10. Cũng vào ngày hôm đó, chỉ số Dow Jones rớt 554,26 điểm, vượt trên mức kỷ lục của “Ngày thứ hai đen tối” 1987.
Thương vụ sau còn đau đớn hơn nhiều. Năm 1999, Soros tiên đoán những công ty Công nghệ Thông tin sẽ suy sụp và bán toàn bộ cổ phiếu của những công ty này ra công chúng.
Tuy nhiên thị trường Công nghệ Thông tin vẫn làm ăn phát đạt và giá cổ phiếu vẫn tăng. Soros chịu tổn thất 700 triệu USD do bán sớm cổ phiếu. Sau đó nghĩ rằng mình sai lầm, ông bỏ tiền ra mua lại những cổ phiếu Công nghệ Thông tin với mức giá cao mà không biết rằng mình đang phạm sai lầm kế tiếp.
Năm 2000, chỉ số NASDAQ cuối cùng đã rớt thê thảm kéo theo gần 3 tỷ USD tiền đầu tư của George Soros.
Sau thương vụ để đời này George Soros quyết định “rửa tay gác kiếm”, nói lời giã biệt với những biến động không ngừng và khắc nghiệt của phố Wall.
Những sự kiện này khiến Soros được biết đến như một nhà đầu cơ tiền mặt “vĩ đại” nhất của thế kỷ XX. Điều đó cho thấy Soros không chỉ là nhà kinh doanh có đầu óc nhạy bén, mà còn là một người cực kỳ thực dụng. Ông luôn đưa ra quyết định dựa trên những xét đoán về điều đúng và điều sai theo phương châm trên. Soros đã từng làm cho biết bao người phải khổ sở bởi quyết định của ông có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính quốc tế. Nhưng những quyết định đó lại đáng giá hàng tỷ đôla!
Năm 2004, George Soros đứng thứ 24 trong danh sách những người giàu nhất thế giới, với giá trị tài sản 7,2 tỷ USD. Đứng thứ 24 thế giới nhưng nhà tỷ phú gốc Do Thái này nổi tiếng là nhân vật số một trong giới tài chính. Người ta tin rằng ông có thể một tay che cả bầu trời, làm mất giá bất kỳ đồng tiền mạnh nào trên thế giới hay gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế bởi những cư dân của phố Wall và thị trường tài chính London luôn dõi theo và sẵn sàng dập khuôn theo ông.
Những câu nói nổi tiếng của George Soros
Các câu nói để đời thể hiện cho nguyên tắc giao dịch của George Soros là:
1. “I’m only rich because I know when I’m wrong…I basically have survived by recognizing my mistakes.”
Tôi giàu có bằng cách biết khi nào sai lầm. Về cơ bản, tôi sinh tồn bằng cách nhận ra sai lầm.
=> Soros hiểu rằng không cần thiết phải lúc nào cũng đúng. Cắt lỗ nhanh và giữ quy mô vị thế giao dịch hợp lý.
2. “My approach works not by making valid predictions but by allowing me to correct false ones.”
Phương pháp giao dịch không phải dựa trên những dự báo đúng đắn mà là cho phép tôi chỉnh sửa các sai lầm.
=> Soros rất linh hoạt. Khi phát hiện ra kịch bản đầu tư bị sai lầm. Ông thay đổi suy nghĩ và đảo ngược vị thế giao dịch. Ông không cứng nhắc hay quá yêu mến bất cứ kịch bản giao dịch nào.
3. “It’s not whether you’re right or wrong that’s important, but how much money you make when you’re right and how much you lose when you’re wrong.”
Trong giao dịch, đúng hay sai không quan trọng, mấu chốt là bạn kiếm được bao nhiêu tiền khi đúng và mất bao nhiêu tiền khi sai.
=> Chìa khóa để tạo ra lợi nhuận là quản trị tiền chứ không phải tỷ lệ chiến thắng. Mấu chốt là phải có tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro lớn. Nghĩa là có nhiều chiến thắng lớn trong khi kiểm soát các giao dịch thua lỗ ở mức thấp.
4. “The markets are always on the side of exuberance or fear. It’s fear and greed. Right now greed has the better of it, which is rather nice (for investors) as long as it doesn’t get out of hand,”
Thị trường luôn luôn ở hai trạng thái. Hoặc rất tham lam hoặc rất sợ hãi. Khi lòng tham đang chiến thắng, tốt hơn hết là bạn trở thành nhà đầu tư cho tới khi nào sự sợ hải quay trở lại.
=> Soros hiểu rằng. chuyển động của thị trường là do các trạng thái cảm xúc của con người như tham lam hoặc sợ hãi, chứ không phải do các yếu tố cơ bản.
5. “Once we realize that imperfect understanding is the human condition there is no shame in being wrong, only in failing to correct our mistakes.”
“Một khi chúng ta biết rằng sự hiểu biết không hoàn hảo là một đặc tính của con người, thì không có gì phải xấu hổ khi làm sai, mà chỉ nên xấu hổ khi không thể sửa chữa những sai lầm đó.”
=> Là một nhà giao dịch, bạn không có quyền lựa chọn thua lỗ. Mà là chọn thua lỗ bao nhiêu. Bạn phải nhanh chóng cắt lỗ khi biết nó sai lầm.
6. “The worse a situation becomes, the less it takes to turn it around, and the bigger the upside.”
“Khi điều tồi tệ nhất xảy ra, chỉ cần một chút cải thiện nhỏ, cũng khiến giá tăng rất mạnh”
=> Soros thích đầu tư vào những tình huống mà doanh nghiệp hay nền kinh tế bị sụp đổ. Lúc này chỉ cần một cải thiện nhỏ, cũng đủ làm giá đồng tiền tăng mạnh.
7. “If investing is entertaining, if you’re having fun, you’re probably not making any money. Good investing is boring.”
“Nếu đầu tư là một hoạt động giải trí, nếu bạn tìm thấy niềm vui, thì có lẽ bạn sẽ không kiếm được tiền. Đầu tư tốt là một công việc buồn tẻ.”
8. “Markets are constantly in a state of uncertainty and flux, and money is made by discounting the obvious and betting on the unexpected.”
Các thị trường liên tục ở trong tình trạng bất ổn và biến động mạnh, chúng ta kiếm lợi nhuận bằng cách chiết khấu những điều chắc chắn và đánh cược vào những điều bất ngờ.”
=> Những giao dịch rõ ràng thường không mang đến các khoản lãi lớn. Các giao dịch tạo ra lợi nhuận lớn thường đến từ các sự kiện bất ngờ.
9. “We try to catch new trends early and in later stages we try to catch trend reversals. Therefore, we tend to stabilize rather than destabilize the market. We are not doing this as a public service. It is our style of making money.”
“Chúng ta thường có khuynh hướng thích bắt đáy sớm và thoát hàng quá trễ sau khi đỉnh tạo lập . Do đó, chúng tôi có khuynh hướng ổn định hơn sự mất ổn định của thị trường. chúng tôi không làm điều này như một dịch vụ công cộng. Đó là phong cách kiếm tiền của chúng tôi”
=> Soros giao dịch theo xu hướng sau khi có tín hiệu xác nhận đáy xuất hiện và thoát hàng khi giá đang tăng mạnh, chuẩn bị đảo chiều.
10. “The financial markets generally are unpredictable. So that one has to have different scenarios… The idea that you can actually predict what’s going to happen contradicts my way of looking at the market.”
“Thị trường tài chính nói chung là không thể dự báo. Vì thế, luôn phải có nhiều kịch bản… Trên thị trường tài chính, thực tế thường diễn ra ngược lại những gì bạn dự báo.”
=> Soros phản ứng (react) chứ không dự báo. Ông vẽ ra nhiều kịch bản và chuẩn bị kế hoạch phản ứng.
Trả lời