Trong quá trình tìm hiểu về Bitcoin, bạn có thể thắc mắc về lý do và cách thức tạo ra nó. Bitcoin được phát minh để loại bỏ sự phụ thuộc vào các ngân hàng và trung gian thanh toán. Khi bạn muốn chuyển tiền từ một quốc gia sang một quốc gia khác, bạn cần sử dụng dịch vụ của một ngân hàng và trả phí cho việc xử lý giao dịch. Bitcoin ra đời để giải quyết vấn đề này.
Bitcoin không thuộc sở hữu của bất kỳ quốc gia hay tổ chức nào, mà được tạo ra bởi một người hoặc một nhóm người ẩn danh, có biệt danh là Satoshi Nakamoto. Vào tháng 11 năm 2008, Satoshi Nakamoto đã giới thiệu thiết kế của Bitcoin cho cộng đồng. Một giao dịch thực tế đầu tiên của Bitcoin đã diễn ra vào ngày 21 tháng 5 năm 2010, khi một lập trình viên tại Florida tên Laszlo Hanyecz đã sử dụng 10.000 BTC để mua một chiếc bánh pizza.
Kể từ đó, Bitcoin đã trở thành một phương tiện thanh toán mới và có giá trị trên thị trường
Trong thực tế, Bitcoin có bản chất đó là: đơn vị tiền tệ và mạng chuyển tiền P2P (ngang hàng). Điều đó có nghĩa là bạn có thể gửi Bitcoin TRỰC TIẾP cho người khác mà không cần qua trung gian với phí giao dịch gần như bằng 0. Điều này là một bước cách mạng trong lịch sử loài người và Satoshi Nakamoto đã giải quyết vấn đề lòng tin bằng cách giới thiệu công nghệ blockchain – công nghệ mà đồng tiền ảo Bitcoin hoạt động.
Trên blockchain, việc chuyển Bitcoin chỉ mất khoảng 10 phút để được xác nhận. Khi số tiền gửi lớn hơn, thời gian xác nhận và số lần cần xác nhận cũng nhiều hơn. Khi đã có ít nhất 6 lần xác nhận, thì có thể nói chắc chắn rằng số tiền đã gửi là an toàn và không thể bị đảo ngược. Điều này là lợi thế lớn nhất của loại tiền tệ này.
Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: Nếu Bitcoin chỉ là một chuỗi ký tự và số, thì làm thế nào để đảm bảo rằng một người sử dụng không thể sử dụng cùng một chuỗi ký tự và số đó để mua hàng ở nhiều nơi khác nhau, bất kể số tiền trong ví đã bị tiêu hết hay chưa?
Để trả lời câu hỏi này, cần hiểu cơ chế hoạt động của Bitcoin, cũng như cách đồng Bitcoin được tạo ra.
Mỗi khi có giao dịch xảy ra, thay vì dựa vào một bên thứ ba làm trung gian như một ngân hàng hay nơi phát hành thẻ tín dụng ghi lại giao dịch. Cộng đồng Bitcoin quy định thông tin về giao dịch đó sẽ được ghi vào blockchain, mà bất kỳ ai trong cộng đồng này đều phải giữ một bản. Thông tin đó cũng được gán vào phần cuối của dãy chữ và số nói trên, cho biết chủ nhân nó đã tiêu bao nhiêu Bitcoin, giờ còn lại bao nhiêu, tất cả đều công khai cho mọi người biết.
Người ta quy định cộng đồng Bitcoin sẽ đua nhau giành lấy quyền được ghi các giao dịch vào blockchain, cứ 10 phút cập nhật một lần. Để cái quyền này không phải ai cũng giành được, người ta sẽ đưa ra những thuật toán ngày càng phức tạp, muốn giải nó phải dùng những máy tính ngày càng mạnh. Các bài toán này liên tục được nâng độ khó, tùy thuộc vào lượng và sức mạnh tính toán của các máy tính trong hệ thống mạng ngang hàng, sao cho việc giải cần thời gian chừng 10 phút đúng như quy định về thời gian cập nhật. Ai giành được quyền cập nhật, tức quyền cập nhật thông tin vào blockchain thì sẽ được thưởng một lượng Bitcoin. Quá trình này được gọi là đào Bitcoin mà bạn có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.
Lúc Bitcoin mới ra đời, phần thưởng là 50 BTC. Và để nó không bị lạm phát, người ta cũng quy định cứ sau 210.000 lần cập nhật blockchain (4 năm) thì số BTC được thưởng sẽ cắt còn một nửa và đến năm 2140 thì toàn bộ 21 triệu đồng Bitcoin sẽ được đào xong. Đây chính là lý do khiến cho giá trị của Bitcoin ngày càng tăng cao chóng mặt.
Hy vọng thông qua bài viết này thì bạn đã hiểu tại sao Bitcoin được tạo ra và nó được tạo ra như thế nào đúng không?
Trả lời