Volume Profile là gì?
Volume Profile là một công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng trong thị trường tài chính để xác định mức độ mua bán của các nhà giao dịch tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Nó cung cấp cho các nhà giao dịch thông tin về sự phân bổ khối lượng giao dịch trên đồ thị giá của một công cụ tài chính nhất định, giúp họ đánh giá được sự ưa thích của các nhà giao dịch đối với các mức giá cụ thể.
Đây là hình minh hoạ về Volume Profile:
Volume Profile tính toán số lượng giao dịch được thực hiện tại mỗi mức giá và trình bày chúng dưới dạng histogram hoặc đồ thị. Điều này giúp nhà giao dịch xác định được những mức giá có khối lượng giao dịch lớn và những mức giá có khối lượng giao dịch thấp, từ đó có thể đưa ra các quyết định giao dịch hợp lý.
Khi sử dụng Volume Profile, chúng ta sẽ chú ý đến thanh khoản tại các mức giá cụ thể, điểm kiểm soát (point of control – POC), đáy vùng giá trị (Value Area Low), đỉnh vùng giá trị (Value Area High).
Giữa đỉnh vùng giá trị và đáy vùng giá trị chúng ta sẽ có cái gọi là vùng giá trị (Value Area) – đây là vùng tập trung 68% thanh khoản (hoạt động giao dịch của thị trường đó). Do đó Value Area cũng được xem là vùng cản giá rất mạnh. Theo nguyên tắc phân phối chuẩn thì vùng giá trị nằm trong khoảng độ lệch chuẩn đầu tiên. Khoảng độ lệch chuẩn thứ hai sẽ rộng hơn và chiếm 95% giá trị thanh khoản, khoảng độ lệch chuẩn thứ ba chiếm 99.7% thanh khoản giao dịch. Vùng ở giữa độ lệch thứ nhất và thứ 2 chúng ta sẽ kỳ vọng giá di chuyển rất nhanh và mạnh, không bị cản lại và sẽ có xu hướng về vùng giá trị cũ hoặc vùng giá trị mới khác.
Lưu ý: nếu giá di chuyển ra ngoài độ lệch thứ ba và tạo vùng giá trị mới, chúng ta gọi là là giao dịch khởi đầu (initiative trading).
Những thuật ngữ liên quan
Trước đi vào phần ứng dụng, do đây là một khái niệm mới, công cụ mới, chúng ta cần phải biết thành phần của Volume Profile, cũng như đặc điểm cấu tạo của nó.
Điểm kiểm soát – Point of Control
Point of Control chính là mức giá có thanh khoản cao nhất trong vùng giá trị
Phân phối chuẩn và phân phối đôi
Phân phối chuẩn là nãy giờ chúng ta đang nói tức là volume profile có dạng hình các chuông, phình ra ở giữa (vùng giá trị) và thoải về hai bên.
Phân phối đôi sẽ có mô hình volume profile với hai vùng phình ra ở trên và ở dưới (Double Distribution). Trong phân phối đôi, chúng ta sẽ có 2 vùng giá trị (hình trên), trong hai vùng giá trị thì vùng nào phình to hơn sẽ có Point of Control (đường màu vàng).
Chỗ nằm ở giữa hai vùng giá trị gọi là vùng thanh khoản thấp (Low-Volume Node, gọi tắt là LVN). LVN rất quan trọng, sau này chúng ta sẽ nói nhiều về nó. LVN chính là vùng mua tốt khi giá hồi lại sau khi tăng / giảm mạnh.
Giống như ở ví dụ trên, giá sau khi tăng qua LVN, nó sẽ có xu hướng hồi lại gần LVN hoặc đi vào LVN và tăng tiếp. Nếu có thể xác định được LVN bằng volume profile, chúng ta sẽ biết được vùng mua cổ phiếu tốt nhất. Nói tóm lại, LVN chính là cơ hội tuyệt vời. Đây là một ứng dụng tuyệt vời của phân phối đôi.
Tiếp tục lưu ý, nhìn ở vùng phình to ở dưới Bell 1, chúng ta có Point of Control (POC) lệch lên phía trên chứ không nằm ở giữa. Điều này cho thấy thanh khoản đang được đẩy lên mức giá cao hơn. Khi gặp mô hình volume profile như thế này, chúng ta có thể kỳ vọng rằng giá sẽ tăng nhiều hơn là giảm.
Do đó khi gặp một mô hình có POC nằm lệch lên phía trên vùng giá trị như thế này, chúng ta có thể đặt lệnh mua khi giá hồi về vùng này (pullback).
Vùng giao dịch
Ở phần trên là nói về những vùng giá trị lớn và những hội mua bán liên quan đến chúng. Nhưng cũng có những vùng nhỏ hơn có thể giao dịch được, vùng này dành cho những anh em giao dịch phái sinh trong ngày, tận dụng những vùng nhỏ hơn ở đồ thị ngày để ăn chênh lệch giá nhỏ. Chúng ta gọi những vùng đó là vùng giao dịch (trading zones).
Những vùng giao dịch có khả năng hút giá trở về trước khi nó đi tiếp. Để tìm ra được những vùng giao dịch này một cách chính xác, chúng ta cần phải xem xét volume profile của cả hai con sóng ( một tăng và một giảm).
Điều này sẽ cho phép chúng ta biết cách giá phản ứng với những mức giá nó mà nó đã đi qua như thế nào.
Nếu vùng giá nào có thanh khoản lớn (thậm chí là lớn nhất), vùng đó chính là vùng từ chối giá hoặc giá đang do dự nên dừng lại. Sức mạnh của những vùng đó phụ thuộc vào số lần giá đi qua và thanh khoản có lớn hay không. Cụ thể, giá đi qua vùng này càng nhiều, sức mạnh cản giá càng ít.
Vùng thanh khoản
Vùng thanh khoản thấp (Low Volume Node) viết tắt là LVN và vùng thanh khoản cao (High Volume Node) viết tắt là HVN. Cả hai khái niệm này là một phần quan trọng trong chiến lược sử dụng Volume Profile.
LVN và ứng dụng của LVN
Chúng ta nhìn bức hình dưới đây:
Anh em có để ý giá tạo đuôi tại vùng có volume thấp 1.0910 không? Tại sao lại như vậy?
Theo nguyên tắc, để giá breakout qua vùng 1.0910 này thì volume phải cao hơn chứ không thể thấp như trên hình được. Bất cứ một sự nỗ lực tăng giá nào vượt qua vùng này đều sẽ gặp cản trở ngay lập tức hoặc nó sẽ biến thành một vùng hút thanh khoản trong tương lai. Vùng 1.0910 này được là vùng thanh khoản thấp – LVN. Một LVN sẽ hoạt động như một lỗ đen vũ trụ, nghĩa là giá đi qua nó rất nhanh nếu có khả năng đi tiếp, còn không sẽ bị từ chối và quay đầu. Do đó mà LVN có thể được sử dụng như một công cụ để dự đoán giá đảo chiều tại đó.
Nhưng câu hỏi đặt ra là làm sao biết nó vượt qua luôn hay sẽ đảo chiều lại tại LVN. Bí mật nằm ở cách mà giá di chuyển vào LVN. Nếu để ý một chút sẽ thấy giá liên tục tạo đuôi dài khi chạm vào LVN. Đó là tín hiệu cho thấy giá hiện tại không hào hứng gì với chuyện vượt qua LVN, từ đó sẽ quay đầu khi gặp LVN. Nếu để ý thanh khoản truyền thống, bạn sẽ thấy những cây nến này có thể sẽ có thanh khoản rất thấp. Điều này là tín hiệu cho thấy giá không thể tăng thêm được nữa.
Vậy như thế nào thì giá sẽ vượt qua vùng LVN? Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn thấy rõ:
Bạn có thấy rằng một cây nến tăng dài đã xuyên qua vùng LVN một cách ngoạn mục không? Cây nến tiếp theo cây tăng dài là một cây test lại thị trường một lần nữa. Cây nến này đã có một hành động là thò đuôi dưới của mình xuống vùng LVN. Sau cây nến test đó giá đã tiếp tục tăng mạnh.
Như vậy tín hiệu để biết giá sẽ vượt qua LVN mà không quay đầu là phải không có dấu hiện từ chối của giá đối với LVN.
Chiến lược giao dịch tại LVN
Có rất nhiều chiến lược liên quan đến LVN. Ví dụ như khi giá tiếp cận LVN từ bên dưới với động lượng thấp (low momentum) và thanh khoản khá thấp thì đó là tín hiệu cho thấy giá sẽ không vượt qua nổi LVN và sẽ quay đầu đi xuống.
Những vùng LVN cũng được sử dụng như điểm Mua /bán hợp lý hoặc mức giá cắt lỗ. Ví dụ khi giá đã vượt qua một vùng LVN thành công, thì bạn có thể xác định mức giá cắt lỗ chính là nằm dưới vùng LVN đó.
HVN và ứng dụng của HVN
Ngược với LVN, HVN là vùng có thanh khoản cao (High Volume Node). HVN thể hiện mức độ quan tâm của thị trường tại một vùng giá cụ thể. Nói cho dễ hiểu hơn là khi vùng giá nào được nhà đầu tư thuận mua vừa bán và chấp nhận giao dịch tại đó nhiều thì nó sẽ tạo thành HVN.
Lưu ý, nếu vùng HVN không được hình thành từ vùng LVN trước đó, thì nó không có giá trị cản giá nhiều.
HVN thường được giá test lại trong lai trước khi di chuyển tiếp.
Đây là ví dụ về HVN:
Vài anh em hỏi tôi làm sao để xem được volume profile trên đồ thị giá. Xin thưa rằng hiện nay công cụ Volume Profile miễn phí thì chỉ có sẵn trên Amibroker với cái tên indicator là Volume At Price. Anh em có thể lục trên phần mềm Amibroker của mình và add vào như hình dưới đây:
Hành động của giá khi tiếp cận Volume Profile
Một khi chúng ta đã tìm được những Profile có thể giao dịch được (đã nói ở hai bài trước), điều cần làm bây giờ là quan sát cách mà giá hành động khi tiếp cận vào Volume Profile để dự đoán hướng đi tiếp theo.
Quá trình giá tiếp cận Volume Profile sẽ diễn ra tuần tự theo những bước sau đây:
- Cú nảy lên đầu tiên (Initial Bounce)
- Thăm dò
- Quay đầu đảo chiều và test lại cản
- Từ chối không vượt qua
- Giảm mạnh
Sau đây sẽ là hình minh họa:
Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc vậy cái mức cản mà giá nảy lên đầu tiên sau đó xâm nhập vào để thăm dò và từ chối trước khi giảm đó là mức nào. Xin thưa đó là mức độ lệch chuẩn thứ 2 của một Volume Profile chuẩn. (2 StdDev value area high)
Nói thêm để anh em hiểu rõ độ lệch chuẩn thứ hai là gì:
Hình trên là một dạng biểu đồ hình chuông thể hiện một phân phối chuẩn (normal ditribution) trong xác suất thống kê. Nói nói theo ngôn ngữ tài chính thì 68% khối lượng giao dịch sẽ nằm tron vùng độ lệch chuẩn thứ nhất. 95% khối lượng giao dịch sẽ nằm trong độ lệch chuẩn thứ hai. Và 99.7% sẽ nằm trong vùng độ lệch chuẩn thứ 3.
Vùng nằm giữa độ lệch chuẩn thứ 2 chính là vùng mà chúng ta đang đề cập đến đấy. Anh em lưu ý hai mức này nhé. Một là đỉnh vùng giá trị theo độ lệch chuẩn thứ 2 (2 StdDev value area high), còn một cái là đáy vùng giá trị theo độ lệch chuẩn thứ 2 (2 StdDev value area low).
Ở giữa 2 mức này là một vùng giá trị tập trung 95% khối lượng giao dịch của toàn bộ Volume Profile. Nói vậy chắc anh em cũng đã hiểu. Bây giờ chúng ta tiếp tục.
Giá sẽ đi từ phía trên và tiếp cận vào đỉnh vùng giá trị độ lệch chuẩn thứ hai (gọi tắt là VAH). Giá ban đầu sẽ phản ứng và nảy lên chứ chưa đâm xuống liền, sau đó mới xâm nhập vào để thăm dò và test lại VAH một lần nữa trước khi giảm mạnh.
Mấu chốt nằm ở giai đoạn test lại VAH. Giai đoạn này cần nhanh chóng thì giá sẽ giảm xuống đi vào Value Area của Volume Profile.
Tuy nhiên nếu test không thành công giá sẽ tăng lên lại và thoát khỏi vùng giá trị đi lên. Do đó mà giai đoạn test rất quan trọng để quyết định giá sẽ đi hướng nào.
Cứ như thế, khi tiếp cận bất cứ mức nào của Volume Profile mà giá có những hành động đúng theo quy trình : nảy – thăm dò – đảo chiều test lại… thì anh em có thể phán đoán được giá tiếp theo sẽ đi đâu. Sau đây sẽ là một số ví dụ thực tế:
Trả lời