Spike hay còn được gọi là Tail, là một mô hình giá có một thanh giá nhọn giống hình dạng mũi nhọn (spike) đâm ra khỏi một xu hướng bình thường.
Mô hình Spike Low (Giật Tại Đáy)
Khi một thanh giá nhọn đâm xuống và thoát khỏi xu hướng nhưng đóng tại điểm gần đỉnh của thanh giá, chúng ta gọi đó là mô hình Spike Low hoặc Bullish Spike.
Dưới đây là một ví dụ về mô hình Spike Low sau một xu hướng giảm. Cần lưu ý rằng giai đoạn trước của Spike Low có một thanh giá dài giảm xuống dưới biên độ giá bình thường. Tuy nhiên, đây không phải là một Spike Low vì điểm đóng cửa gần với đáy của thanh giá. Ngày hôm sau mới chính là Spike Low vì điểm đóng cửa nằm ngay tại phần đỉnh của thanh giá.
Mô hình Spike High (Giật Tại Đỉnh)
Khi một thanh giá nhọn đâm lên và thoát khỏi xu hướng nhưng đóng tại điểm gần đáy của thanh giá, chúng ta gọi đó là mô hình Spike High hoặc Bearish Spike.
Dưới đây là một ví dụ về mô hình Spike High sau một xu hướng tăng. Mặc dù giá tiếp tục tăng trong 4 ngày sau Spike High này, nhưng không có điểm dừng lỗ nào được kích hoạt.
Ý nghĩa và cách giao dịch với Spike High và Spike Low
Theo Rockefeller (2011), thanh giá nhọn còn được gọi là thanh xoay chiều (Swing Bar), “Swing bar là một thanh giá bất kỳ có đáy cuối cùng thấp nhất trong một chuỗi các thanh tạo đáy thấp hơn, hoặc có đỉnh cuối cùng cao nhất trong chuỗi các thanh tạo đỉnh cao hơn”.
Đối với những người quen thuộc với phân tích biểu đồ nến Nhật, Spike Low tương tự với mô hình nến Hammer hoặc nến Dragonfly Doji, trong khi Spike High tương tự với nến Shooting Star hoặc nến Gravestone Doji.
Theo Bulkowski (2005), thanh giá nhọn thường là một điểm xoay chiều ngắn hạn và không nên được coi là yếu tố làm thay đổi xu hướng chính. Tuy nhiên, Rockefeller (2011) đề xuất sử dụng đáy hoặc đỉnh của thanh giá nhọn làm điểm dừng lỗ trong giao dịch.
Trả lời