Các thị trường nợ ngắn hạn chắc chắn sẽ có tác động trực tiếp đến việc vay và cho vay, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến phân tích đầu tư. Hiện nay hoạt động kinh doanh càng lúc càng phát triển như vũ bão và những khái niệm trong kinh doanh được nhiều người quan tâm hơn cả khi bắt đầu tìm hiểu về mảng này. Một trong những thuật ngữ được nhắc nhiều đó là lợi tức. Vậy cụ thể lợi tức là gì? Và có những cách tính nào. Mời bạn cùng tham khảo những thông tin cụ thể nhất về lợi tức trong bài viết dưới đây.
Lợi tức là gì?
Lợi tức là những khoản lợi nhuận hay còn gọi là lãi, lời có thể thu được khi đầu tư, kinh doanh, hoặc đơn thuần là tiền lãi thu được sau khi gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng.
Lợi tức có thể gọi theo nhiều cách khác nhau trong nhiều trường hợp. Ví dụ trong chứng khoán thì lợi tức còn được gọi là cổ tức; còn với tiền gửi tiết kiệm hay tiền gửi kì hạn thì lợi tức ở đây là tiền lãi suất tiết kiệm.
Công thức tính lợi tức
Lợi tức theo cơ sở chiết khấu ngân hàng
Trái phiếu ở tại kho bạc sẽ được niêm yết giá đơn thuần theo cơ sở chiết khấu. Điều này nghĩa là số tiền sẽ được nêu rõ ràng và hoàn trả khi đáo hạn và lúc này nhà đầu tư sẽ trả giá thấp hơn. Sự chênh lệch hai số tiền này chính là lợi nhuận. Cần phải quy đổi sang tỷ lệ phần trăm để tình được khoản lợi tức chênh lệch hằng năm.
Loại lợi tức này sẽ có công thức tính khá đơn giản là lấy khoản chiết khấu chia cho mệnh giá, nhân cho 360 và chia cho số ngày còn lại đến khi đáo hạn.
Công thức lợi tức chiết khấu ngân hàng = (D/F) x (360/t)
Trong đó:
- D( discount) = Giá trị chiết khấu
- F (Face value) = Mệnh giá
- T(Number of days until maturity ) = Số ngày đến khi đáo hạn
Ví dụ: Bạn mua một trái phiếu kho bạc có mệnh giá 100.000 đô la chỉ phải trả 97.000 đô la. Trái phiếu này sẽ đáo hạn trong vòng 279 ngày. Vậy lợi tức chiết khấu ngân hàng lúc này là (3.000 /100.000) x (360/279) = 0,0387 = 3,9%
Lợi tức theo thời gian nắm giữ
Lợi tức trong khoảng thời gian nắm giữ không cần xác định chính xác số ngày như trong công thức trên. Chúng ta sẽ lấy giá trị tăng thêm sau khi đầu tư cộng tổng với những khoản thanh toán lãi hoặc cổ tức và chia cho giá mà bạn mua. Phần lợi tức này được quy đổi ra một năm, riêng các khoản lãi và tiền giải ngân sẽ thanh toán lại thời gian đáo đạn.
Công thức tính lợi tức theo thời gian nắm giữ = (P1 – P0 + D1)/P0
Trong đó:
- P1 = số tiền bạn nhận được khi đáo hạn
- P0 = là giá mua của khoản đầu tư
- D1 = tiền lãi sẽ nhận được hoặc số tiền được trả
Lợi tức hiệu dụng
Lợi tức hiệu dụng năm thường xuyên được chọn để tính lợi tức vì nó có thể cung cấp cách tính có phần chính xác hơn, đặc biệt là khi có sẵn các cơ hội đầu tư khác thay thế áp dụng việc tính lãi kép. Lãi kép chính hiểu đơn giản nhất là lãi thu được từ lãi.
Công thức tính lợi suất hiệu dụng (EAY) = (1+HPY)365/t-1
Trong đó:
- HPY = lợi tức trong khoảng thời gian đầu tư
- t = số ngày được tính đến thời điểm đáo hạn
Ví dụ, nếu HPY =3,87% trong 279 ngày thì EAY sẽ có kết quả là 1,0387365/279 -1 quy đổi ra phần trăm là 5,09%
Lợi tức theo thị trường tiền tệ
Lợi tức trên thị trường tiền tệ còn được gọi với một cái tên khác là là lợi tức tương đương chứng chỉ tiền gửi. Với cách tính này bạn sẽ so sánh lợi tức trên trái phiếu kho bạc với lãi từ công cụ tiền tệ. Thông thường những khoản đầu tư nay là ngắn hạn và được chia thành các khoản tương đương.
Công thức tính lợi tức theo thị trường tiền tệ: MMY = (360 x YBD)/ 360 – (t x YBD)
Trong đó:
- YBD = là lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng đã được tính.
- t= số ngày tính đến thời điểm đáo hạn
Tỷ suất lợi tức/ lợi nhuận
Tỷ suất lợi tức trên lợi nhuận là thước đo hiệu quả nhất cho quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Nó được tính dựa trên khoản thu nhập được phân phối cho chủ sở hữu của tổ chức kinh thế thị trường. Nói nôm na là, lợi nhuận được tính bằng doanh thu trừ đi chi phí toàn bộ.
Vậy có thể suy ra, tỷ suất lợi tức là tỷ số tài chính có thể xác định được tình hình làm việc của công ty. Bất kỳ mô hình hoạt động kinh doanh nào cũng cần lợi nhuận để nuôi sống doanh nghiệp, nhất là các công ty cổ phần.
Trên thực tế, nếu chỉ xem xét về số lượng, thì lợi tức sẽ chưa thể nào phản ánh được hiệu quả thực tế của số vốn cho vay đã phát ra. Vì vậy, thông thường trong kinh doanh tiền tệ, lợi tức luôn được ưu tiên so sánh với số vốn cho vay để xác định cụ thể hiệu quả khả năng sinh lời của từng loại vốn cho vay trên thị trường. Hạng mục chỉ tiêu đánh giá này chính là lãi suất tín dụng.
Trả lời