Vào cuối tháng 10 năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo chính thức về việc cấm sử dụng tiền điện tử trong việc thanh toán trên toàn lãnh thổ Việt Nam, dựa trên các quy định của Chính phủ trong Nghị định 101/2012, Nghị định 96/2014, Nghị định 80/2016. Sử dụng Bitcoin và các loại tiền điện tử làm phương tiện thanh toán là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 150-200 triệu đồng, và từ ngày 01/01/2018, vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về tình trạng pháp lý của Bitcoin tại Việt Nam và trên thế giới, cần phải đọc kỹ và xem xét cẩn thận các thông báo của cơ quan trung ương.
Sự xuất hiện của Bitcoin tại Việt Nam
Bitcoin xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2013. Hiện tại, Bitcoin vẫn chưa được chính thức công nhận hay có bất kỳ quy định cụ thể nào từ Nhà nước hoặc Bộ Công Thương. Tuy nhiên, khi Đại học FPT cho phép sinh viên đóng học phí bằng Bitcoin, các vấn đề pháp lý đã được bàn đến nhiều hơn. Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đưa ra các chế tài với tuyên bố rằng hành vi phát hành, cung cấp hoặc sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể như sau:
Tại Khoản 6, Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Phạt tiền từ 150.000.000 đến 200.000.000 đồng đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.
Theo đó, tại Điều 4, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016) đã có quy định rất rõ các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó không có loại phương tiện tương tự như Bitcoin, cụ thể: “Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán, bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước” sẽ được Nhà nước chấp nhận.
Ngoài ra, từ ngày 01/01/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).Về tội vi phạm các quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng mà gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp…
Tình trạng pháp lý của Bitcoin tại Việt Nam
Sau khi xem xét lại thông báo của Ngân hàng Nhà nước như đã được đề cập ở đầu bài viết, có thể khẳng định rằng sử dụng Bitcoin và các loại tiền thuật toán làm phương tiện thanh toán bị cấm tại Việt Nam. Nghĩa là không thể sử dụng Bitcoin để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, Bitcoin vẫn được xem như tài sản ảo, tương tự vàng hoặc các loại tài sản có giá trị khác. Do đó, mua bán, giao dịch Bitcoin để đầu tư hoặc tích trữ là hợp pháp. Người sở hữu Bitcoin có thể tích trữ hoàn toàn hợp pháp và chuyển đổi Bitcoin ra tiền mặt bằng cách bán cho người khác. Việc mua bán Bitcoin cũng có thể thực hiện thông qua các sàn giao dịch.
Bạn có thể tham khảo những sàn giao dịch Bitcoin uy tín TẠI ĐÂY.
